logo
Trang chủ Odistad 120 Quản lý cân nặng FAQs Tin tức

NN1-NN1A Bạch Mã, Phường 15, Quận 10, TP.HCM

096 781 0083 support@stellapharm.com
Facebook Youtube Zalo Web

7 yếu tố sức khoẻ gây khó khăn cho việc giảm cân

Những chi tiết tưởng chừng như có thể bỏ qua, tuy nhiên lại có ảnh hưởng nhất định đến quá trình giảm cân của bạn. Hãy cùng tìm hiểu đó là gì nhé?

Tham vấn y khoa

Ngày cập nhật


Thừa cân, béo phì là tình trạng xuất hiện do lối sống ít vận động – lười tập luyện và thói quen ăn uống không khoa học, điều này hầu hết chúng ta đều biết. Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố liên quan đến chế độ ăn và vận động, một số các yếu tố sức khỏe cũng có khả năng ảnh hưởng đến cân nặng, đồng thời có thể khiến bạn gặp phải những khó khăn trong hành trình giảm cân. Điều bạn cần làm là trao đổi với bác sĩ của bạn một cách cụ thể, kỹ lưỡng để được tư vấn về việc thay đổi lối sống sao cho phù hợp, điều trị sao cho hiệu quả để vừa kiểm soát tốt các tình trạng mắc phải, vừa có thể kiên trì theo đuổi mục tiêu kiểm soát cân nặng.

 

1. Di truyền

Bạn hẳn đã từng nghe một người bạn của mình than vãn “Ôi, tôi không ăn nhiều đâu nhé, tạng người của tôi nó mập thế đấy!” hay “Trời ơi, mình chỉ hít thở thôi cũng mập!”, hoặc giả, có khi chính bạn lại là người thốt lên những câu nói bông đùa ấy. Vậy liệu cách chúng ta mập – gầy ra sao hoặc việc giảm cân đối với chúng ta khó – dễ thế nào có chịu ảnh hưởng bởi yếu tố gọi là ‘cơ địa’ hay ‘di truyền’ không?

Các đặc điểm di truyền ảnh hưởng nhất định đến cân nặng của bạn và đó cũng chính là lý do khiến bạn phải thay đổi ‘chiến lược’ giảm cân. Việc cân nhắc các yếu tố thuộc về di truyền là điều quan trọng cần làm khi bạn gặp phải khó khăn trong quá trình ‘rũ bỏ’ phần trọng lượng dư thừa. Những đặc tính mà chúng ta thừa hưởng từ thế hệ trước khiến hành trình giảm cân của chúng ta trở nên khác nhau, khó hay dễ tùy thuộc vào mỗi cá nhân với các đặc điểm di truyền cụ thể. Các yếu tố liên quan đến di truyền có khả tạo ra những ảnh hưởng nhất định đến hành trình giảm cân của bạn, có thể kể đến như: cảm giác ngon miệng (ít hay nhiều); việc bạn cảm thấy no khi ăn (nhanh hay chậm); cách thức mà cơ thể bạn sử dụng năng lượng dự trữ và đốt cháy calo để duy trì hoạt động của cơ thể (hiệu quả hay kém hiệu quả); thành phần cơ thể – body composition (tỷ lệ các thành phần cấu tạo nên cơ thể, đặc biệt là tỷ lệ tương đối lượng cơ so với lượng mỡ); tốc độ làm trống dạ dày (nhanh hay chậm)…

Việc bạn hiểu cơ thể mình nhiều như thế nào sẽ quyết định việc bạn chọn những cách thức giảm cân phù hợp nhất và đạt được mục tiêu đặt ra cho vóc dáng và cân nặng. Chẳng may bạn gặp khó khăn trong hành trình giảm cân, hãy chậm lại một chút, tìm hiểu kỹ hơn về cơ thể mình, bạn nhé!

Một lưu ý dành cho bạn, tuy đặc đểm di truyền có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình giảm cân, đó không phải là tất cả. Thói quen tốt, lối sống lành mạnh và những sự lựa chọn đúng đắn cũng là những yếu tố có tác động rất lớn.

 

di truyền có ảnh hưởng đến quá trình giảm cân

Di truyền có ảnh hưởng nhất định đến giảm cân

 

2. Suy giáp

Tuyến giáp là cơ quan có vai trò quan trọng trong chức năng chuyển hóa của cơ thể, khi tuyến giáp hoạt động kém, cơ thể của chúng ta sẽ gặp phải những bất thường về mặt chuyển hóa. Suy giáp là tình trạng bệnh lý liên quan đến việc tuyến giáp không sản xuất đủ hormone (nội tiết tố) – thyroid – để đảm bảo quá trình chuyển hóa của cơ thể diễn ra đúng cách. Sự suy giảm tốc độ chuyển hóa – hệ quả từ tình trạng suy giáp – sẽ dẫn đến việc bạn nhận thấy mình rất khó đạt được mục tiêu giảm cân, thậm chí còn rất dễ bị tăng cân.

Điều bạn cần làm là định kỳ kiểm tra sức khỏe nói chung và chức năng tuyến giáp nói riêng. Trong trường hợp bạn gặp phải tình trạng suy giáp và cho rằng bệnh lý này có thể ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình gảm cân của mình, điều bạn cần thực hiện trước tiên là điều trị bệnh lý tuyến giáp theo đúng chỉ định của bác sĩ. Những người kiểm soát tốt bệnh lý này sẽ có nhiều khả năng đạt được mục tiêu trong kiểm soát cân nặng.

 

tuyến giáp. Ảnh freepik

Suy giáp có thể ảnh hưởng đến cân nặng

 

3. Rối loạn chuyển hóa

Nếu bạn đọc đến đây, hẳn là bạn đã biết rằng suy giảm chức năng tuyến giáp là một nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa, tuy nhiên, tình trạng rối loạn chuyển hóa của cơ thể không chỉ gói gọn ở lý do suy giáp.

Rối loạn chuyển hóa là một thuật ngữ mô tả tình trạng bất thường, rối loạn của một loạt các quá trình sinh hóa khác nhau trong cơ thể (có thể hiểu một cách ngắn gọn là các quá trình giúp duy trì một cơ thể sống) và trong đó có quá trình chuyển hóa – sử dụng và dự trữ năng lượng, điều có ảnh hưởng trực tiếp đến vóc dáng, cân nặng của bạn cũng như những nỗ lực bạn thực hiện trong quá trình giảm cân.

Trên thực tế, có một loạt các bệnh lý và tình trạng sức khỏe khác có thể khiến chức năng chuyển hóa của cơ thể chịu ảnh hưởng và từ đó ít nhiều biến quá trình giảm cân trở thành một hành trình lắm chông gai. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

- Đề kháng insulin và đái tháo đường tuýp 2

- Thừa cân hoặc béo phì

- Lượng mỡ tích tụ ở vùng bụng lớn

- Rối loạn lipid huyết

- Tăng huyết áp

- Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

Có thể sẽ khó hiểu cho bạn một chút, vì các vấn đề kể trên có mối liên hệ với nhau theo vòng xoáy bệnh lý, một vấn đề cụ thể sẽ là kết quả của một vấn đề nào đó, đồng thời cũng là nguyên nhân của một vấn đề khác. Do đó, khi nói đến rối loạn chuyển hóa, thường đó sẽ là một loạt các tình trạng có mối quan hệ nhân quả với nhau, và có thể được gọi chung là hội chứng chuyển hóa.

Để khắc phục tình trạng rối loạn chuyển hóa, có một số điều bạn cần làm, chẳng hạn:

- Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, tăng cường vận động

- Kiểm soát đường huyết, huyết áp

- Điều trị các bệnh lý mắc phải…

 

4. Cường thượng thận

Cường thượng thận có thể gây ra nhiều vấn đề lâm sàng, trong đó có Hội chứng Cushing – tình trạng bệnh lý xuất phát từ mức độ cao và kéo dài của hormone Cortisol trong huyết thanh. Cortisol, hormone quan trọng trong quá trình chuyển hoá muối và nước, khiến cho người mắc hội chứng Cushing khó giảm cân với những lý do sau:

- Tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là đối với đồ ăn ngọt và béo, do Cortisol kích thích sự gia tăng của insulin.

- Tăng tích trữ mỡ trong cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng, vì mỡ bụng có nhiều thụ thể Cortisol hơn so với mỡ dưới da.

- Thúc đẩy sự giữ muối và nước, từ đó gây tăng cân do lượng muối và nước tăng lên trong cơ thể.

 

5. U tuỵ tăng tiết Insulin

Việc mắc tình trạng u tuỵ tăng tiết Insulin có thể dẫn đến tăng cân, điều này nằm ở nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước tiên, khi lượng Insulin tăng lên, cơ thể sẽ tăng tích lũy năng lượng dưới dạng mô mỡ, đồng thời ức chế sự phân huỷ chất béo dự trữ, vì tổng lượng chất béo trong cơ thể tăng lên. Ngoài ra, nồng độ Insulin tăng cao có thể kích thích sự thèm ăn, vì vậy góp phần làm tăng cân.

Sự tiết Insulin cao trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng đề kháng Insulin. Đây là việc các tế bào trở nên ít đáp ứng với tác động của Insulin, dẫn đến tuỵ phải sản xuất nhiều Insulin hơn để duy trì mức đường huyết bình thường. Sự đề kháng này có thể liên quan đến tăng nguy cơ thừa cân và béo phì.

 

6. Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang là một dạng rối loạn nội tiết tố và chuyển hóa phổ biến, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Người mắc hội chứng này sẽ có biểu hiện lâm sàng khác nhau, điển hình nhất bao gồm rối loạn phóng noãn, các dấu hiệu cường Androgen và hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm. Sự tăng cân ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường có liên quan đến tình trạng cường Androgen, bởi vì lượng dư thừa hormone này sẽ làm gia tăng lượng mỡ tích lũy, nhất là ở vùng bụng. Ngoài ra, ở phần lớn phụ nữ có hội chứng này, sự đề kháng Insulin thường đồng mắc, do đó tình trạng tăng tích trữ mỡ và tăng cân sẽ xảy ra.

Ngoài ra, ở phụ nữ với hội chứng buồng trứng đa nang, chức năng sinh sản thường bị ảnh hưởng, do đó tâm lý họ dễ bị căng thẳng. Và chắc bạn cũng đã biết rằng, khi bị căng thẳng, chúng ta dễ có xu hướng ăn nhiều hơn, đặc biệt là đồ ngọt, điều này dẫn đến việc tăng cân.

 

7. Sử dụng một số thuốc điều trị

Việc điều trị một số bệnh lý mắc phải có thể dẫn đến tình trạng tăng cân – đây là tác dụng phụ của các thuốc mà bạn sử dụng, có thể kể đến như:

-Thuốc kháng viêm Steroid: Khi uống thuốc có cấu trúc giống với hormone Cortisol nội sinh của cơ thể, việc này có thể dẫn đến tác dụng phụ gây tăng cân. Nguyên nhân là bởi vì các thuốc này thường làm tăng cảm giác đói, tăng tích trữ mỡ và tăng giữ muối, nước trong cơ thể.

-Thuốc chống loạn thần: Theo các nghiên cứu khoa học, việc điều trị bằng các thuốc chống loạn thần có thể gây ra hoặc làm tăng nặng sự đề kháng Leptin, là hormone giúp kiểm soát cảm giác đói cũng như điều hòa quá trình tiêu hao năng lượng. Chính vì thế, sự đề kháng Leptin góp phần tạo ra tình trạng rối loạn trao đổi chất, và đến lượt mình, rối loạn trao đổi chất là nguyên nhân dẫn đến tăng cân. Ngoài ra, khi dùng thuốc chống loạn thần, thuốc có tác dụng an thần, người sử dụng sẽ ít vận động, do đó giảm tiêu hao năng lượng và dẫn đến việc cân nặng gia tăng.

- Thuốc điều trị đái tháo đường: Một số thuốc điều trị đái tháo đường như Insulin, sulfonylurea (SU), and thiazolidinediones (TZD) có khả năng gây tăng cân. Như thông tin đã trình bày ở phần trên, Insulin làm tăng tích trữ glucose dưới dạng mỡ. Thuốc điều trị đái tháo đường nhóm SU cũng gây tăng Insulin nội sinh nên dẫn đến tăng cân. Trong khi đó, nhóm TZD tăng giữ nước, thúc đẩy sự dự trữ mỡ nên cũng khiến cân nặng tăng lên.

 

Sử dụng một số thuốc có thể gây dễ tăng cân

Sử dụng một số thuốc có thể gây dễ tăng cân

 

Thừa cân, béo phì không chỉ đơn giản là vấn đề thuộc về thẩm mỹ, tình trạng này còn là biểu hiện của một số các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Không chỉ dừng lại ở đó, bản thân thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân hoặc yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh lý khác. Cơ thể chúng ta là tổng hòa các chức năng và hoạt động của nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau. Chính vì thế, khi đánh giá một yếu tố, một chức năng nào đó, cần phải xem xét nó trong mối tương quan, ảnh hưởng qua lại với các yếu tố, chức năng khác. Một sức khỏe tốt thường sẽ đi cùng một vóc dáng khỏe mạnh, cân đối. Chúc bạn có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích để hỗ trợ tốt nhất cho hành trình kiểm soát cân nặng của mình, bạn nhé!

Bài viết liên quan

Hoạt chất Orlistat - Giải pháp hỗ trợ giảm cân từ góc nhìn khoa học

Hoạt chất Orlistat - Giải pháp hỗ trợ giảm cân từ góc nhìn khoa học

Hoạt chất Orlistat được FDA Hoa Kỳ phê duyệt và nằm trong phác đồ điều trị béo phì của Bộ Y tế

11/03/2024
Chế độ vận động cho người thừa cân béo phì và lợi ích của Odistad 120

Chế độ vận động cho người thừa cân béo phì và lợi ích của Odistad 120

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về chế độ vận động mang lại hiệu quả giảm cân cho người thừa cân béo phì!

11/03/2024
Stellapharm tổ chức họp mặt tri ân khách hàng tại khu vực Cần Thơ - Hậu Giang và Vĩnh Long

Stellapharm tổ chức họp mặt tri ân khách hàng tại khu vực Cần Thơ - Hậu Giang và Vĩnh Long

Trong hai ngày 11 và 12/05/2024, Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm đã tổ chức chương trình họp mặt và tri ân khách hàng lần lượt tại khu vực Cần Thơ – Hậu Giang và Vĩnh Long.

16/05/2024
0283 86 32 084
Hotline
Facebook Messenger